TRUYỆN ĐƯỢC DỊCH HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ, NHẰM THỎA MÃN NHU CÂU ĐỌC TRUYỆN CÁ NHÂN.


XIN VUI LÒNG KHÔNG MANG BẢN DỊCH ĐI NƠI KHÁC HAY SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI KHI CHƯA CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA CHỦ TRANG.



CÁM ƠN!!!

HT 1.9

 Chương 9: LỬA THIÊU CỬA SÔNG TAM XÓA (thượng)



Gió thu thổi - rừng cây tàn lụi,

Sóng dữ xô, nước ngập bờ đê;

Vùng đất quý yêu ma làm loạn


Tất có chân quân giữ bình yên.


Phần trước nói đến 25 tháng 5 Phân Long Hội, Trương Mù âm thầm đưa lệnh bắt của Âm Ty cho Lưu Hoành Thuận, Phi Mao Thối gặp đại nạn trên Âm Dương Lộ không chết, còn thuận tay diệt trừ Tứ Đại Hộ Pháp - Ma Cổ Đạo. Sáng sớm hôm sau, Lý Lão Đạo dẫn Tôn Tiểu Xú Nhi đến Đồn cảnh sát  Hỏa Thần Miếu báo án. Mọi người tìm được ở Nam Đầu Diêu gần Bạch Cốt Tháp một cỗ thi thể không đầu, từ dấu vết trên mạng sườn xem ra, đây có lẽ là Hải Lão Ngũ trông nom hương khói ở Miếu Long Vương Cửu Hà. Thời điểm Lưu Hoành Thuận cử người đi báo án, đột nhiên nhớ ra hôm nay cửa sông Tam Xóa có chuyện lớn, đa số người của Đội Tuần Tra, Đội Truy Nã, Đội Bảo An đều tập trung ở đó, người không bị điều động cũng chạy đến xem náo nhiệt. Hôm nay là 26 tháng 5 Âm Lịch, hôm trước mưa to liên tục, mực nước dưới sông đồng loạt dâng lên, cơ hồ tràn qua bờ đê, cũng là ngày Thuyền Đồng đi qua!

Cửa sông Tam Xóa đông vui tấp nập, các loại thuyền bè thường xuyên qua lại, trên sông ngoài thuyền thì chẳng còn thứ gì khác, xuất hiện Thuyền Đồng thì có gì đáng ngạc nhiên, sao phải hưng sư động chúng/khiến mọi người náo loạn như vậy? Bạn có điều không biết, Thuyền Đồng thời xưa thực không tầm thường, với người dân địa phương, đây tuyệt đối là chuyện náo nhiệt nhất, không gì có thể so sánh. Tục ngữ nói “Dựa núi ăn núi, dựa sông ăn sông”, Thiên Tân Vệ nằm ở cuối Cửu Hà, ba cây cầu nổi - hai cửa khẩu, có bao nhiêu người dựa vào sông nước kiếm ăn đây? Phường hội bang phái nhiều không đếm xuể, vận chuyển trên kênh đào có Tào Bang, bốc xếp/tháo dỡ hàng hoá có Cước hành (culi khuân vác), đánh bắt/buôn bán cá có Ngư hành, lưu manh bảo kê có Oa Hỏa… tất cả các ngành nghề đều được trông coi/kiểm soát. Chỉ duy nhất Thuyền Đồng này không ai quản lý. Chẳng những không thể quản, mà năm đó Hoàng Thượng đã lập ra quy tắc, chỉ cần Thuyền Đồng xuất hiện, thuyền bè lớn nhỏ trên sông đều phải né tránh, cho dù là thuyền quan lại, thuyền quân đội cũng không ngoại lệ. Ngay cả khi Hoàng Thượng ngồi ngự thuyền, cũng phải nhường đường như bình thường, chậm một chút cũng không được. Không phải do Thuyền Đồng có thế lực lớn chống lưng, thế lực nào lớn hơn cả Hoàng Thượng đây? Chỉ vì trên thuyền chất đầy đá đồng, trở về từ ngoài biển, qua cửa khẩu Đại Cô, tiến vào kênh đào. Bởi thuyền rất lớn, trọng tải cực nặng, thân chìm sâu dưới nước, đằng sau là cả một đội tàu, rất khó chuyển hướng/thay đổi tuyến đường, một khi kênh đào tắc nghẽn, ai cũng đừng hòng đi qua. Nếu có chiếc thuyền nào không nhường đường, hoặc chậm chạp né tránh, xảy ra va chạm, Thuyền Đồng cũng không bị sứt mẻ gì.

Ngày Thuyền Đồng đi qua cũng không cố định, có thể là trước hay sau ngày Phân Long Hội, khi mực nước trên sông dâng lên cao nhất, năm nay rơi vào 26 tháng 5 Âm Lịch. Hôm đó cửa sông Tam Xóa vô cùng náo nhiệt, toàn bộ dân chúng thành Thiên Tân đều rủ nhau đến xem, Thuyền Đồng cỡ lớn còn to hơn cả chiến hạm quân đội, xếp thành một hàng, vô cùng hoành tráng, mỗi năm chỉ được thấy một lần, gặp năm hạn hán cũng không có. Miếu Long Vương Cửu Hà cử một chiếc thuyền Rồng đi phía trước Thuyền Đồng mở đường, trên thuyền Rồng cờ xí bay phấp phới, tiếng trống tiếng nhạc rộn ràng. Hải Lão Ngũ giả thành Long Vương Gia, tay cầm cờ lệnh, đứng trên đầu thuyền làm phép, ném đủ loại tế phẩm xuống lòng sông, “3 loại gia súc: Bò-Dê-Lợn, Ngũ cốc bao gồm: lúa-kê-nếp-lúa mì-đậu đỗ, điểm tâm-đào thọ, bánh bao-màn thầu”.v.v… nhiều vô số kể. Theo cách nói mê tín, bởi Thuyền Đồng quá lớn, mỗi lần đi trên sông, Thuỷ phủ của Long Vương Gia cũng bị chấn động, cho nên phải ném thật nhiều tế phẩm, xin Long Vương Gia bớt giận.

Lưu Hoành Thuận chợt nghĩ: “Long Vương Gia” trên thuyền Rồng vẫn luôn là Hải Lão Ngũ, gần chục năm qua vẫn không đổi người. Nếu tử thi không đầu trong mộ đúng là lão ta, vậy hôm nay ai tác pháp trên thuyền Rồng? Chẳng lẽ có kẻ giết chết Hải Lão Ngũ, ném xác xuống lỗ huyệt ở bãi tha ma Nam Đầu Diêu, chỉ vì muốn giả thành lão lên thuyền Rồng? Theo lời Lý Lão Đạo, án này có liên quan tới Ma Cổ Đạo, ta phải mau đến cửa sông Tam Xóa, thứ nhất: đây là việc của chính quyền, thứ hai: xem kẻ trên thuyền Rồng rốt cuộc là ai. Vì thế phân phó Trương Sí, Lý Xán đưa Tôn Tiểu Xú Nhi đến Đồn cảnh sát Súc Thủy Trì, lấy khẩu cung chi tiết, xử lý tử thi, còn anh ta và Đỗ Đại Bưu thì đến cửa sông Tam Xóa xem rốt cục xảy ra chuyện gì.

Lý Lão Đạo gọi Lưu Hoành Thuận lại, nói Lưu gia đừng đi vội, cần phải mang theo một vật, vừa nói vừa lôi ra một xâu tiền Âm Phủ, giao cho anh ta, đây là báu vật Tôn Tiểu Xú Nhi lấy được trong chuyến đi Sơn Đông vừa rồi, chính là chín đồng Yếm Thắng Tiền, đã được Lý Lão Đạo dùng chỉ đỏ xâu lại thành hình Cửu Cung Bát Quái, trấn vật này tên “Quỷ Đầu Vương”, cô hồn dã quỷ đều khiếp sợ, mang ở trên người giống như hổ mọc thêm cánh, ngoại trừ Lưu Hoành Thuận, không ai có thể chấn áp được nó. Ma Cổ Đạo liên tiếp gây án tại thành Thiên Tân, hết thảy đều xoay quanh cửa sông Tam Xóa, tuy việc mượn rồng lấy bảo vật không đáng tin, nhưng e còn có mưu đồ khác, không chừng sẽ nhân lúc Thuyền Đồng đi qua cửa sông Tam Xóa, gây nên một trận đại loạn.

Lưu Hoành Thuận tính nóng như lửa, sợ chậm trễ chính sự, không nghe Lý Lão Đạo nói nhiều, nhận Yếm Thắng Tiền cất vào trong ngực, bước chân như bay, đi đến cửa sông Tam Xóa. Quá trưa Thuyền Đồng mới đến, mặc dù thời gian còn sớm, dân chúng đã đứng chen chúc hai bên bờ sông, ai nấy kiễng chân vươn cổ, chen vai sát cánh, khiến cửa sông Tam Xóa chật như nêm cối, kéo theo rất nhiều người bán hàng rong, hoặc là bày quán ven sông, hoặc gánh hàng len lỏi trong đám đông, ăn uống vui chơi, muôn màu muôn vẻ, thứ gì cũng bán, ai cũng tranh thủ kiếm tiền. Nói hơi khoa trương thì buôn bán một ngày này có thể bằng tiền thu cả năm, ví như bán trà giải nhiệt * , nếu là ngày thường một xu có thể uống một bát lớn, uống đến no căng cũng chẳng mất bao tiền. Nhưng hôm nay thì khác, người xem náo nhiệt vô cùng đông đúc, chen lấn xô đẩy, vừa nóng lại vừa khát, năm xu một chén, không uống trà thì chẳng còn gì khác, ngươi mua hay không thì tùy. Người bán hoa quả cũng không ít, bình thường bán theo sọt, hôm nay đều được cắt thành từng miếng nhỏ, mỗi miếng hai xu, gạt tiền dễ như trở bàn tay, thật ra quả hoa đều bị hư thối một nửa, cắt chỗ hỏng rồi bán, ngài chê đắt thì đừng mua. Tuy nhiên, số tiền lời mấy người buôn bán nhỏ kiếm được cũng không phải cho riêng mình bọn họ, còn phải chia một phần cho tuần cảnh bảo vệ an ninh khu vực, hơn nữa người dân trả nhiều tiền, nhưng mấy vị mặc cảnh phục thì toàn ăn không uống không lại lấy không. Người dân Thiên Tân Vệ còn gọi ngày này là “Hội Thuyền Đồng”, không khí náo nhiệt hơn cả hội chùa/hội miếu.

凉茶

Lượng trà - Trà giải nhiệt

Dựa vào lý luận dưỡng sinh trong Trung Y, kết hợp các loại thảo mộc nấu thành trà (có rất nhiều loại), tác dụng thanh nhiệt giải độc, được dùng như đồ uống giải khát trong sinh hoạt hằng ngày.


Trong số những người bán hàng có một vị rất dễ gây chú ý, huyệt Thái Dương dán nửa miếng cao dán, khuôn mặt chi chít vết rỗ lớn nhỏ, thân mặc áo dài cũ sờn, ngồi bên lề đường, dùng giọng Thiên Tân lớn tiếng rao hàng, chính là vị mà tôi đã nhắc đến trong phần trước - Kim Mặt Rỗ, hôm nay cửa sông Tam Xóa vô cùng náo nhiệt, là cơ hội kiếm tiền khó có được. Tuy nhiên lần này lão không đến bán “Thiết Soát Tử”, bởi ở đây chẳng ai tiêu thụ thuốc phá thai, mùa này thời tiết oi bức, là lúc dễ bỏ ăn vì nóng trong người, lão liền phối mấy lọ Nhân Đan mang đến bán. Nhân Đan được lưu truyền sớm nhất từ Nhật Bản, Nhân (仁) trong Nhân Nghĩa (仁义), viết ra thành Nhân Đan (人丹), dùng để giải nhiệt, tăng cao tinh thần, sau này người Trung Quốc chống lại Nhật hóa (sức ảnh hưởng từ nước Nhật), tự mình nghiên cứu chế tạo “Nhân Đan”, không những giải nhiệt, mà có thể giảm bớt bệnh từ ngũ lao thất thương *, có lợi đối với tiêu hoá. Nhân Đan mà Kim Mặt Rỗ bán chính là do lão làm, tìm mua kẹo thuốc có vị Nhân Đan, về nhà dùng cán nghiền thành bột, trộn lẫn với bột ngô rồi cho thêm nước, sau đó vê thành viên, thêm chút màu sắc, vừa có vị ngọt lại có vị thuốc, chỉ là không có tác dụng trị bệnh, dùng để lừa gạt mà thôi, thế nhưng hôm nay quá đông người, chen lấn xô đẩy đến mồ hôi đầy đầu, trước sau đều ướt sũng, vì tránh bị cảm nắng nên mọi người tranh nhau mua, chẳng mấy chốc Nhân Đan của lão đã bán hết sạch. Kim Mặt Rỗ lại lôi từ trong túi ra viên tăng lực, bày trên mặt đất, lão đã tính toán xong, hôm nay toàn bộ lưu manh côn đồ ở Thiên Tân Vệ đều tập trung tại đây, chẳng tên nào là hạng thiện lương, động chút liền gây gổ đánh nhau, thuốc tăng lực này vừa lúc bán cho bọn chúng. Thật ra đây là bã thuốc còn lại sau khi sắc tại các tiệm thuốc, trước kia đều bị vứt ra đường, Kim Mặt Rỗ nhặt mấy thứ này, không biết làm được cái gì đây? Quấy một nồi gạo nếp, đổ bã thuốc nghiền thành bột vào trộn lẫn, lại vê thành nhiều viên nhỏ. Làm vậy còn có cái lợi, nếu tuần cảnh đến quản việc lão bán dã dược, liền có thể mở miệng: “Phó gia, đây là Thiết Cao Hoàn, ăn no bụng chứ không trị bệnh, hay ngài nếm thử một ít xem sao?” Tuần cảnh cũng phải bó tay, biết mấy thứ lão bán chẳng có gì tốt, cho không cũng chẳng thèm.


*Ngũ lao thất thương: Ngũ lao thất thương nói về các loại bệnh tật cùng nguyên nhân gây bệnh. Ngũ Lao chỉ tim, gan, lá lách, phổi, thận; Thất Thương chỉ vui vẻ, tức giận, buồn bã, lo lắng, sợ hãi, hốt hoảng, ưu tư.

Lòng dạ Kim Mặt Rỗ đều đặt hết tại đây, cũng giống như lúc lão bán thuốc rong, bày ra bộ dáng cầu tài: “Các vị già trẻ lớn bé đàn ông đàn bà… mời qua đây xem, hôm nay nhân dịp Hội Thuyền Đồng, ta mang bảo bối gia truyền tới đây, không mua thì chẳng nơi nào có, các vị có biết bảo bối gì không nào? Một là Hổ Cốt Tráng Cân Đan, một là Hóa Thực Đan, hai cái tên này ngài không biết cũng không sao, bởi chúng còn được gọi là Bát Bảo Thập Toàn Bách Bổ Anh Hùng Đại Lực Hoàn! Vậy Bát Bảo là gì đây? Trân châu, Sừng tê giác, Hùng hoàng, Hổ phách, Long cốt, Chu sa, Băng phiến, Xạ hương! Thế còn Thập Toàn thì sao? Là Đảng sâm, Bạch thuật, Phục linh, Cam thảo, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa hoàng, Hoàng kỳ, Nhục quế; mấy thứ này đều dùng mật ong loại tốt điều chế, làm thành thuốc tăng lực Bát Bảo Thập Toàn, đừng nói là bách bổ, ngài thiếu cái gì bổ cái đấy, chỗ nào cũng bổ. Ngoài bổ dưỡng, thứ này của ta dựa trên phương thuốc của Dược vương Tôn Tư Mạc, do Thần y Hoa Đà truyền thụ, có thể trị bách bệnh, ví như dịch hạch/thương hàn, đau bụng/tiêu chảy, sốt nóng/sốt rét… không có gì không thể trị. Đây là nội tật, ngoại thương thì sao? Bất kể ngài bị đao chém, rìu bổ, ưng quắp, chó cắn, gà mổ, chuột gặm…, thậm chí lở loét, mụn nhọt, ghẻ chốc.v.v… đều có hiệu quả. Lỡ vị kia nói: ta không bị bệnh, cũng không cần bổ dưỡng, dùng thuốc tăng lực của ngươi cũng vô dụng thì sao? Không thành vấn đề, thuốc này của ta còn có thể tăng cường sức khỏe, bồi bổ thân thể, đàn ông ăn xong bắn không ngã, đàn bà ăn xong thân không lạnh, trẻ con mau ăn chóng lớn, người già lưng không bị còng, người chết ăn có thể sống lại, người sống ăn biến thành thần tiên, hôm nay không mua thuốc của ta, vào quan tài chết không nhắm mắt!”

Kim Mặt Rỗ dựa vào khả năng miệng lưỡi, bán được không ít viên tăng lực làm bằng bã thuốc cùng gạo nếp. Mắt thấy Hội Thuyền Đồng sắp bắt đầu, lão liền cất tiền thật kỹ, đang muốn thu dọn sạp hàng, vừa lúc Đội trưởng Đội Truy Nã - Phí Thông dẫn theo hai tuần cảnh đi ngang qua, liếc mắt thấy là Kim Mặt Rỗ, dùng chân đạp lên sạp, quát: “Lại đến bán thuốc giả, tịch thu tang vật phạm tội cho ta!” Tuần cảnh bên cạnh tiến lên, vả miệng lão hai cái, lấy đi toàn bộ tiền Kim Mặt Rỗ kiếm được, coi như hôm nay làm việc không công. Lúc trước Kim Mặt Rỗ đã nghĩ ra đủ thứ, nhưng giờ hết thảy lý do thoái thác đều vô dụng, chắc lão đã quên, dân thường có thể cãi lý với kẻ mặc quan phục sao? Kim Mặt Rỗ trong lòng uất nghẹn, muốn nhảy sông tự vẫn cho xong, có điều lão không cam tâm chưa xem Thuyền Đồng đã chết. Lập tức cuốn tấm vải bố dưới đất, vác trên lưng, chen vào đám đông, tranh nhau xem náo nhiệt.

Có người hỏi: xem Thuyền Đồng bên bờ sông, cho dù mỗi năm một lần, làm sao lại náo nhiệt đến vậy? Bạn có điều không biết, không phải Thuyền Đồng đi qua là kết thúc, tại ngã rẽ trên sông có dựng một đài gỗ, mấy trăm người đàn ông đứng thành hai hàng, cao - thấp, mập - gầy, đẹp - xấu, già - trẻ, cụt tay què chân, miệng méo mắt lác, đầu thần mặt quỷ… dạng gì cũng có, chẳng tên nào là hạng thiện lương, một đám mặc áo cộc quần thô, nhướn mày, trợn mắt, nghiến răng nghiến lợi, hùng hùng hổ hổ, giống như có thâm thù đại hận, dưới đài rất nhiều tuần cảnh canh phòng nghiêm ngặt. Đây mới là nơi náo nhiệt nhất, hai bên đều là Tào Bang, liều sống liều chết, muốn tranh cao thấp trên đài.

Lại nói, đây cũng là một truyền thống của Hội Thuyền Đồng, thành Thiên Tân nằm ở cuối Cửu Hà, thuỷ vận vô cùng phát đạt, Tào Bang là bang phái lớn nhất tại địa phương, từ thời nhà Minh đã bắt đầu vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc, duy trì thuỷ vận sáu trăm năm, tất cả tàu thuyền trên sông đều do họ quản lý, trong đó cũng có thuyền của chính Tào Bang, không ít tư nhân tham gia với bọn họ, bởi thuyền qua lại trên kênh đào đều phải giao tiền cho quan phủ, nếu tự mình đi nộp, mỗi thuyền một trăm đồng, nếu thông qua Tào Bang thì tám mươi, bọn họ giữ lại hai mươi, nộp chính quyền sáu mươi, hiện đại gọi là “mua theo nhóm”, đương nhiên không chỉ vì tiện lợi trong việc thu một lần, lý do chủ yếu là do quan lại - tư nhân cấu kết, tranh đấu gay gắt, phải là Tào Bang có thế lực lớn ra tay, chủ thuyền bình thường tuyệt đối làm không được chuyện này. Nếu bạn chịu thiệt thòi đưa nhiều tiền, không muốn gia nhập Tào Bang, cái này không phải không được, nhưng sẽ có người công khai hay bí mật gây phiền phức, không chừng còn bày mưu tính kế, khiến bạn ăn không nổi chén cơm này. Do có quá nhiều người theo nghề, không thể trông mong tất cả đều một lòng, bất kể phe nhóm nào cũng muốn độc bá một phương kiếm tiền, khó tránh khỏi ăn chia không đều, bất chấp đạo nghĩa thầy trò/tình huynh đệ, cho nên bên trong Tào Bang cũng phân ra năm bè bảy phái. Chưa kể, riêng cửa sông Tam Xóa đã có hai bang hội lớn, một ở thượng nguồn nắm giữ Bắc Vận Hà, một ở hạ nguồn nắm giữ Nam Vận Hà. Thời xưa, Nam - Bắc Vận Hà còn được gọi là Lộ - Vệ Nhị Thủy, tên của hai bang hội lớn chính là Lộ Tào và Vệ Tào, người dân thường gọi là Thượng Hà Bang - Hạ Hà Bang, mỗi bang kiểm soát một con kênh, đôi bên xưa nay không hoà hợp. Hai kênh Nam - Bắc tách nhau tại cửa sông Tam Xóa, thuyền bè đi qua địa bàn của ai, tiền sẽ nộp cho người đó, cho nên hai bang phái này vẫn luôn tranh đấu không ngừng.

Hai bang phái Thượng Hà - Hạ Hà, chẳng ai muốn Thuyền Đồng đi qua kênh đào của mình, bởi Thuyền Đồng vừa lớn vừa chậm, không chỉ một con thuyền mà có cả chục chiếc, chỉ cần Thuyền Đồng tiến vào, những con thuyền còn lại đều phải nhường đường. Không chỉ hai bang hội lớn, những người làm nghề culi khuân vác hay đám lưu manh bảo kê cũng vậy, kênh đào Nam - Bắc chính là bát cơm của mọi người, mở mắt ra là lo kiếm tiền, ăn bữa nay lo bữa mai, Thuyền Đồng đi qua khiến bọn họ không có việc làm, bụng đương nhiên phải chịu đói. Cũng vì việc này mà hai thế lực lớn tại Thượng Hà - Hạ Hà thường xuyên phát sinh xung đột, không phải tranh chấp nhỏ lẻ, mà thường là những trận đánh nhau quy mô lớn bằng vũ khí, ít thì mấy trăm người/nhiều thì trên ngàn người, tử thương vô số, quan phủ quản không nổi, đây là tranh đấu bên trong Tào Bang, tiền đã nộp đủ cho ngài, sống chết trốn chạy ngài đừng dính vào, mấy trăm năm qua vẫn luôn giữ quy tắc này, quan phủ có quyền lực lớn, nhưng lại không quản được mấy bang phái trên giang hồ, cũng chẳng muốn quản, chỉ cần không phải giết quan tạo phản, gây hại đến người dân vô tội, đánh từ đầu người thành đầu chó, đui què mẻ sứt cũng chẳng sao.

Có điều xung đột diễn ra ngày càng quyết liệt, gây nguy hiểm nghiêm trọng tới an ninh địa phương, quan phủ không thể ngồi yên, sợ loạn đến không thể cứu vãn, nếu thật sự xảy ra chuyện, ai cũng không tránh khỏi can hệ, đành phải đứng giữa hòa giải, cuối cùng hai bang hội tại Thượng Hà - Hạ Hà đạt thành hiệp nghị: trước khi Thuyền Đồng đi qua, đôi bên sẽ đọ sức một phen tại ngã rẽ cửa sông Tam Xóa, thi đấu phải tuân theo quy tắc, có văn bản làm chứng, không được dùng binh khí đánh nhau quy mô lớn, có thể một chọi một, bất luận sinh tử, bên nào thua cuộc sẽ phất cờ lệnh trên đài, thuyền Rồng từ xa trông thấy liền dẫn Thuyền Đồng sang bên đó. Ban đầu cũng chỉ là tranh chấp trên sông, trải qua nhiều năm, thắng bại đã không dừng lại ở việc tranh đoạt Thuyền Đồng, mà còn vì thể hiện uy phong, phô trương thanh thế trước mặt người dân Thiên Tân Vệ, thắng trận này có thể trợn mắt nhe răng, đè đầu đối phương trong vòng một năm.

Hôm nay 26 tháng 5 Âm Lịch, cửa sông Tam Xóa mây đen mù mịt, thời tiết đặc biệt oi bức, giống như sắp có mưa lớn, người xem náo nhiệt ai nấy mồ hôi ướt sũng. Lưu Hoành Thuận cùng Đỗ Đại Bưu rẽ đám đông tiến lại gần, dưới đài cảnh sát vây quanh vòng trong vòng ngoài, nơi này dễ phát sinh náo loạn, chính quyền không dám coi nhẹ. Mọi người thấy Lưu Hoành Thuận tới, liền chừa lại cho anh ta một chỗ trống. Làm cảnh sát không sợ xảy ra chuyện, đến lúc đó cứ theo chức trách mà làm, cần bắt ai thì bắt, nếu thật sự náo loạn, sẽ có quan trên chịu trách nhiệm, gậy cũng đánh lên người cảnh sát, bọn họ chỉ là tuần cảnh quèn tại địa phương, ai thăng quan đổi chức thì bọn họ vẫn đến tháng lãnh lương, cho nên xem náo nhiệt cũng chẳng sao, chợt có người nói với Lưu Hoành Thuận: “Lưu đầu nhi đến vừa đúng lúc!”

Total Pageviews

This Blog is protected by DMCA.com